Kế hoạch hoạt động chuyên môn THCS Đinh Tiên Hoàng trong năm học 2022-2023
Lượt xem:
Chuyên môn đóng vai trò cốt lõi trong hoạt động giáo dục ở nhà trường, để chuẩn bị hành trang cơ bản cho đội ngũ thầy/cô bước vào năm học mới, chuyên môn nhà trường tổ chức cuộc họp đầu đầu năm nhằm định hướng công tác chuyên môn phù hợp với chương trình phổ thông 2018 nhằm nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ; khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quá trình dạy học; từ đó góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. Sau khi điểm lại ưu nhược điểm trrong năm học 2021-2022, thầy Phó hiệu trưởng nhấn mạnh khác phục những tồn tại như:
“Còn một số ít GV chưa thực sự tâm huyết trong công tác giảng dạy, chưa tham gia tốt các phòng trào của nhà trường, Công đoàn, chuyên môn, Đoàn, Đội, cần quan tâm đến lớp chủ nhiệm hơn. Trong công tác giảng dạy cần sử dụng ĐDDH và mượn tài liệu sách tham khảo nhiều hơn …”
Từ tình hình thực tế của nhà trường
a/ Số lớp: 28 lớp. Trong đó:
Lớp 6: 8
Lớp 7: 7
Lớp 8: 7 (gom 8 lớp 7 thành 7 lớp 8)
Lớp 9: 6 (gom 7 lớp 8 thành 6 lớp 9)
b/ Tình hình giáo viên (phụ lục kèm theo)
Theo định biên thì thiếu cục bộ. Theo biên chế của năm 2022 thì thiếu 03 GV Chuyên môn đề ra nhiệm vụ trọng tâm là :
Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của các cấp về giáo dục ; Đảm bảo đúng tiến độ chương trình, đúng thời gian biên chế năm học 35 tuần. HKI (18 tuần từ 05/9-07/01/2023); HKII (17 tuần từ 09/01-20/05/2023) ; tham gia đầy đủ và có hiệu quả các cuộc thi, hội thi do các cấp tổ chức.
Tăng tỷ lệ chuyên cần hằng ngày trên lớp, theo dõi sĩ số hằng ngày đồng thời giảm tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 1%.
Đối với lớp 6, 7: Dạy học theo chương trình GDPT 2018. Xây dựng kế hoạch dạy giáo dục giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường theo các phụ lục của công văn 5512.
Đối với lớp 8, 9: Tiếp tục thực hiện như năm học trước (CTPT 2006). Chú ý dạy học lớp 9 cho học sinh làm quen với chương trình GDPT 2018 để chuẩn bị cho lớp 10 thay sách.
Triển khai dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo; thực hiện dạy lồng ghép kiến thức liên môn, dạy học theo chủ đề, giáo dục địa phương, biển đảo, STEM . . . tiếp cận phẩm chất, năng lực. Đối với tổ chức hoặc cá nhân có nhiệm vụ như sau:
Tổ CM: Dự kiến 6 tổ CM (Toán-Tin), (Ngữ văn-thư viện), (Khoa học tự nhiên, thiết bị) (Sử-Địa-CN), (Tiếng anh), (Thể-NT-GDCD); 01 tổ Văn phòng. Các tổ chuyên môn tổ chức họp đầu năm thống nhất nhân sự và kế hoạch các hoạt động. Tăng cường tổ chức dự giowg theo hướng nghiên cứu bài học. Tổ chức một số tiết ở lớp 6, 7 để thống nhất phương pháp dạy học.
Phân công GVCN, chuyên môn: Công tác chủ nhiệm xuyên suốt từ khi nhận đến khi có phân công mới (theo dõi trong hè), GVCN lớp 6 năm học 2021-2022 hoàn thành hồ sơ để bàn giao: Lấy giấy khai sinh và đơn tuyển sinh trong học bạ tiểu học bỏ vào bì hồ sơ. BGH, TTCM họp thống nhất chọn GVCN phù hợp (chuyên môn, điều kiện thực tế tại đơn vị). Phân công chuyên môn: Các tổ chuyên môn họp phân công cho phù hợp với chuyên môn của Gv (Chú ý thừa thiếu cục bộ).
Về hồ sơ giáo viên: Giáo viên có đầy đủ các loại hồ sơ, giáo án theo quy định.
Các loại hồ sơ: Phụ lục kế hoạch giáo dục; Sổ nhận xét, đánh giá học sinh; Sổ chủ nhiệm; kế hoạch giáo dục (phụ lục 3-có bổ sung một số nội dung phù hợp với đơn vị); kế hoạch bài dạy kế hoạch bài dạy (phụ lục 4-soạn theo bài hoặc chủ đề).
Các TTCM chủ động lên lịch kiểm tra hồ sơ giáo viên hàng tháng trước ngày 22; BGH kiểm tra ít nhất 1 lần trong năm học.
Giáo án: Lớp 6, 7 theo phụ lục 4 công văn 5512, các lớp còn lại như năm trước (chú ý GV dạy lớp 9 cho HS làm quen đối mới SGK). GV đặng ký giáo án in hoặc file (cần có máy tính).
Dạy học theo chủ đề, dự án, trải nghiệm, GDĐP:
Các tổ chuyên môn thống nhất chương trình và phân công cụ thể cho giáo viên soạn các chủ đề phù hợp với bộ môn.
Môn Tiếng anh tiếp tục xây dựng dự án học tập để giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh. Tổ chức câu lạc bộ Tiếng anh.
Trải nghiệm, hướng nghiệp: Đối với lớp 6, 7 tổ chức dạy trong thời khóa biểu (3 tiết/tuần: 01 tiết CC; 01 tiết SHL; 01 tiết dạy nội dung theo tài liệu).
Giáo dục địa phương: Đang tổ chức dạy lớp 6 theo tài liệu; lớp 7 chưa học vì chưa có tài liệu.
Kiểm tra và đánh gia học sinh:
Số lần kiểm tra và cho điểm: Lớp 6, 7 theo TT22/2021, các lớp còn lại theo TT58 và TT26.
Trong mỗi học kỳ số điểm kiểm tra, đánh giá và cách cho điểm:
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên (trực tiếp hoặc thông qua: hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập).
Môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm: 02 ĐĐGtx.
Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm: 03 ĐĐGtx.
Môn học có từ trên 70 tiết/năm: 04 ĐĐGtx.
Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ: (trên giấy hoặc trên máy tính, bài thực hành, dự án học tập). Bài thực hành, dự án học tập (phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá trước khi thực hiện).
Mỗi môn học trong học kỳ chỉ có 02 bài kiểm tra định kỳ (gồm 01 bài kiểm tra giữa kỳ và 01 bài kiểm tra cuối kỳ). Môn Ngữ văn và Toán là 90 phút, phải bao gồm các phân môn của bộ môn (tổ chức kiểm tra tập trung); môn KHTN, Tiếng anh, Sử-Địa thời gian 60p. Các môn tổ hợp đề kiểm tra có tích hợp theo tỉ lệ theo thời lượng tiết học/trên học kỳ.
Đối với môn Tiếng anh bài kiểm tra giữa kỳ có thể bằng hình thức Dự án học tập. Soạn đề kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ phải bám sát chương trình, bám sát kiến thức phù hợp với thực tế học sinh và đảm bảo chất lượng (>40% khá, giỏi trở lên và dưới 5% yếu kém). Có ma trận và đáp án chấm nộp cho TT duyệt, lưu trước khi kiểm tra. Nộp đề bằng file cho tổ khảo thí kiểm định làm ngân hàng đề. Chấm bài cẩn thận, sửa chữa sai sót, nhận xét dánh giá vào bài kiểm tra, bài kiểm tra định kỳ trả cho HS trong vòng 7 ngày. Học sinh không dự kiểm tra thì GV bổ trí cho học sinh kiểm tra bù (nếu không kiểm tra thì cho điểm 0). Vào điểm: gv chấm và vào điểm cá nhân sau đó vào ở sổ điểm điện tử (Cập nhật thường xuyên, cuối tháng BGH kiểm tra).
Đánh giá: Đánh giá HS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, theo hướng tiến bộ của học sinh; Đánh giá hạnh kiểm HS ở mức TB phải có minh chứng.
Sáng kiến kinh nghiệm, Đồ dùng dạy học, chuyên đề:
CC-VC đăng ký CSTĐ phải làm sáng kiến kinh nghiệm. ĐDDH: GV trực tiếp mượn, ký nhận và chịu trách nhiệm về an toàn Thí nghiệm, Thiết bi, ĐDDH. Mỗi tổ làm 01 ĐDDH có chất lượng dự thi cấp trường để chọn dự thi cấp huyện (thời gian theo kế hoạch của PGD). Chuyên đề tổ chuyên môn: Mỗi tổ làm ít nhất 02 chuyên đề hoặc dự án hoặc chủ đề cấp tổ hoặc cấp trường (Tổ GDCD-NT-TD làm chuyên đề cấp cụm), các chuyên đề chú ý tăng cường trải nghiệm sáng tạo. Các tổ chuyên môn dự kiến chủ đề, chuyên đề tổ chức (đối tượng, thời gian, địa điểm, kinh phí, . . .) Học thực tế: Các môn học có chương trình giáo dục địa phương phối kết hợp.
Thi GVG: Cấp trường và huyện.
Kiểm tra chuyên đề: Trong năm học ít nhất mỗi GV được kiểm tra một lần (có thể hồ sơ, hoặc giờ dạy, hoặc công tác chủ nhiệm, HĐNGLL, . . .) và 16 đ/c kiểm tra toàn diện Một số hoạt động khác
Năm học 2022-2023 nhà trường có nhiều hoạt động: Kiểm đinh chất lượng giáo dục; Cụm trưởng cụm chuyên môn; có thể có kiểm tra chuyên đề.
Giáo dục học sinh khuyết tật, yếu, ca biệt: Nhiều lớp có HS khuyết tật nên GV dạy chú ý đánh giá học sinh theo nguyên tắc khuyến kích, động viên (Yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ, không kỳ thị đối với học sinh khuyết tật). HS khuyết tật được đến trường là niềm vui; HS cá biệt thường là có hoàn cảnh khó khăn, thiếu tình thương của gia đình, hoặc gđ nuông chiều. Nên rất cần sự quan tâm của giáo viên.
KHKT: Học sinh lớp 9 đăng ký ý tưởng dự thi cấp trường để chọn SP dự thi cấp huyện.
Ghi sổ đầu bài: Đầy đủ các mục; nhận xét tường minh (thấy được ưu, khuyết của tiết học).