RÀ SOÁT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ TRƯỜNG giai đoạn 2020-2025

Lượt xem:

Đọc bài viết

Căn cứ Kế hoạch số: 15/KH-ĐTH ngày 15/10/2020 của trường THCS Đinh Tiên Hoàng về chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2030. Nhà trường tổ chức họp rà soát, đánh giá việc thực hiện chiến lược, từ đó đưa ra những điều chỉnh để thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ các cấp giao phó.

  1. Kết quả thực hiện chiến lược giáo dục giai đoạn.

a, Về hiệu quả:

+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh

Trường THCS Đinh Tiên Hoàng sau 2 năm thực hiện chiến lược phát triển nhà trường đã nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động GDNGLL, gắn học với thực hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

+ Xây dựng và phát triển đội ngũ

Tham mưu xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ bản đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; nhiều đồng chí có năng lực chuyên môn khá giỏi, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, hợp tác, biết chia sẻ, một số đồng chí có trách nhiệm, gắn bó với sự phát trển nhà trường.

+ Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục

Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Cụ thể: Có 20 phòng học; nhà trường có đầy đủ các phòng tin học, truyền thống, phòng chức năng…..

Người phụ trách: Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị cơ bản có tâm huyết tận tâm với công việc được giao.

+ Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học:

Trường có 08 máy tính dùng cho cán bộ quản lý và văn phòng đã kết nối Internet để phục vụ cho công tác quản lý; 20 máy tính dùng cho học sinh học tập.

Trường đã có Website và GV có tham gia các trang như truonghocketnoi.vn, cơ sở dữ liệu ngành,…,  hoạt động thường xuyên, hỗ trợ đắc lực cho cho công tác quản lý và giảng dạy, học tập.

Trường đã có Website thông tin trên mạng  được hoạt động thường xuyên hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý của nhà trường.

+ Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục

Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

          Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển.

          + Xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia:

Đang tiến hành huy động các nguồn lực thực hiện xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, trong giai đoạn này còn gặp nhiều khó khăn do còn thiếu về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục chưa thật sự vững chắc.

b, Khó khăn và tồn tại

Đội ngũ: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh và ứng dụng trong công tác giảng dạy.

          Số lượng: Một số học sinh chưa ý thức trong học tập và rèn luyện đạo đức

Chất lượng học sinh: Còn học sinh có học lực yếu, thái độ học tập, rèn luyện chưa tốt. Đánh giá, xếp loại học sinh còn chưa thực sự chặt chẽ, chưa phát huy được tính tự học, tự sáng tạo của học sinh, đôi khi còn quá nhẹ tay, lỏng lẻo.

Cơ sở vật chất: sân trường và hệ thống cửa đã xuống cấp. Nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác duy trì trường học đạt chuẩn Quốc gia và xây dựng thư viện tiên tiến.

Nhiều đồ dùng thiết bị đã bị hỏng không sử dụng được và không đáp ứng đủ theo tiêu chuẩn mới của trường chuẩn quốc gia.

c, Xác định các vấn đề ưu tiên

Xây dựng nhà trường có nền nếp kỷ cương trong dạy học. Tạo điều kiện để mỗi giáo viên và học sinh có cơ hội phát triển năng lực, tư duy sáng tạo và kỹ năng ứng dụng. Xây dưng thành công trường chuẩn quốc gia và công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

  1. Phương hướng điều chỉnh chiến lược phát triển nhà trường cho giai đoạn tiếp theo

a, Phổ biến kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, Cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân và Website nhà trường.

b, Tổ chức

Hiệu trưởng là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

c, Lộ trình thực hiện điều chỉnh chiến lược

Giai đoạn 1: Năm học 2020 – 2025: Điều chỉnh kế hoạch chiến lược của nhà trường. Tham mưu quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và sửa chữa phòng học và phòng chức năng phục vụ xây dựng duy trì trường chuẩn; xây dựng và sửa chưa thư viện để công nhận lại thư viện chuẩn; Công nhận KĐCLGD, cải tạo cảnh quan trường lớp, xây dựng môi trường thân thiện – HS tích cực. Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.

Giai đoạn 2: Từ năm học 2025-2030: Rà soát đề – kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo và tham mưu với các cấp lãnh đạo: Địa phương, PGD, UBND Xã Cuổ Đăng sửa chữa dãy nhà 2 tầng 16 phòng học, lát gạch sân chơi vào năm học 2025-2026. Tạo chuyển biến nổi bật về cảnh quan trường lớp; Công nhận KĐCLGD và Chuân Quốc gia lần 3 vào tháng 12/2028. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục toàn diện học sinh.

d, Đối với Hiệu trưởng

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, NV nhà trường.

e, Đối với Phó hiệu trưởng

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

f, Đối với tổ trưởng chuyên môn

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

g, Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch./.

  1.    Kết luận:
  2. Kế hoạch chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và phát triển Giáo dục của nhà trường đúng hướng trong tương lai; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý kế hoạch hàng năm, hàng tháng.
  3. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể CB- GV-NV và học sinh nhà trường xây dựng cho mình một thương hiệu, địa chỉ giáo dục đáng tin cậy.
  4. Trong thời kỳ hội nhập, có sự phát triển mạnh kinh tế xã hội, kế hoạch chiến lược của nhà trường sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung. Tuy nhiên bản Kế hoạch chiến lược này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.
  5. Kiến nghị:
  6. Đối với UBND Huyện CưMgar: Có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường: sân chơi, tu sửa dãy nhà lớp học 2 tầng
  7. Đối với Phòng GDĐT : Tạo mọi điều kiện để nhà trường thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đã xây dựng.

Biên bản được thông qua vào hồi 17 giờ cùng ngày và được các thành viên nhất trí đạt tỷ lệ 100%.

Nơi nhận:

– ĐU, UBND xã (B/cáo);

– Phòng GDĐT (B/cáo);

– CB, GV, NV toàn trường;

– Đăng Website nhà trường;

– Lưu VT.

Thư ký

 

(đã ký)

 

 

 

Hoàng Huy Tâm

HIỆU TRƯỞNG

 

(đã ký)

 

 

 

Nguyễn Hữu Thẩm